Chương trình đào tạo

17/06/2011 10:22
Chương trình đào tạo
Tags:

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
KỸ SƯ TIN HỌC

 
Chương trình đào tạo:

 Kỹ sư tin học

Trình độ đào tạo  Đại học
Ngành đào tạo  Tin học ứng dụng
Loại hình đào tạo 

 Chính quy

1.

    MỤC TIÊU ĐÀO TẠO.

Đào tạo những kỹ sư ngành Tin học ứng dụng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản hệ thống thông tin, khoa học máy tính, kinh tế- xã hội, có kiến thức chuyên sâu về phát triển phần mềm ứng dụng và quản trị các hệ thống máy tính, có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học trong các hoạt động của các tổ chức kinh tế – xã hội; Có kỹ năng lập trình và phát triển các phần mềm quản lý trên mạng; Có khả năng thiết kế, quản trị các mạng máy tính.

Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các bộ phận tin học trong các doanh nghiệp, và các cơ quan nhà nước với các chức năng và nhiệm vụ sau:

-         Giải quyết các vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin theo nhu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp

-                   Thiết kế, xây dựng và cài đặt các phần mềm phục vụ quản lý kinh tế, xã hội.

-         Tham gia tư vấn, xây dựng, triển khai và quản lý các dự án quản lý công nghệ thông tin.

-         Thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống máy tính.

 

2.

   THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4 năm

3.

      KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA (Tính theo số đơn vị học trình)
200 đơn vị học trình, bao gồm thực tập và khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp
Chưa kể:      - Giáo dục thể chất 5 đvht
                   - Giáo dục quốc phòng 165 tiết

4.

 ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH.
Theo quy dịnh tại điều 5 “Quy chế tuyển sinh đại học” được ban hành theo QĐ số 06/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/03/2005 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT.

5.

 QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

  5.1. Quy trình đào tạo.

- Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ:
 + Học kỳ 1,2,3: Sinh viên được trang bị kiến thức thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương
 + Học kỳ 4,5,6,7: Sinh viên được trang bị kiến thức thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
 + Học kỳ 8: Các học phần tự chọn, thực tập tốt nghiệp và viết khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.

  5.2. Viết khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp.

- Sinh viên hội đủ điều kiện theo điều 13, chương 3, văn bản số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/02/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được thi tốt nghiệp.
- Các môn thi tốt nghiệp gồm:
     1) Chọn một trong các môn học Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
     2) Kiến thức cơ sở ngành
     3) Kiến thức chuyên môn
- Những sinh viên hội đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp sẽ được nhận một đề tài để làm khóa luận tốt nghiệp và không thi kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên môn
- Sinh viên hội đủ các tiêu chuẩn quy định ở điều 16, chương 3 của văn bản số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/02/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được công nhận tốt nghiệp.

6.

 THANG ĐIỂM

Thang điểm trong đào tạo được tính theo điểm từ 0 đên 10 đối với kiểm tra thường kỳ, kiểm tra kết thúc học phần và thi tốt nghiệp.
Điểm trung bình chung học tập của mỗi học kỳ, năm học, khóa học được xác định theo điều 11, chương 2 văn bản số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/02/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

 

 

Tổng cộng thời lượng toàn khoá đào tạo là 200 đvht ( không kể 2 chứng chỉ GDTC và GDQP)
 
*Các hệ đào tạo không chính quy(VHVL,ĐTTX): Miễn 2 chứng chỉ GDTC và GDQP.
  - Hệ VHVL: 30% tự học, 70% có hướng dẫn ( trực tiếp/qua mạng).
  - Hệ ĐTTX: 70% tự học, 30% có hướng dẫn ( trực tiếp/qua mạng).
*Hệ đạo tạo Bằng ĐH thứ II: miễn thi chính trị cuối khoá và các khối I, II, III, VI.

Còn lại các khối V, VI, VII, VIII, IX: 112 đvht phân bổ trong 2 năm (4 học kỳ) trừ thời gian bổ túc kiến thức theo từng chuyên ngành bằng I từ 3 tháng đến 6 tháng.

Đối với học viên chuyên ngành bằng I lân cận có thể miễn giảm đến 56 đvht, còn lại 56 đvht phân bổ trong một năm và thực tập tốt nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 
Khối I: Kiến thức giáo dục đại cương 75
 
    Triết học Mác LêNin 6
    Kinh tế chính trị Mác LêNin 5
    Chủ nghĩa xã hội khoa học 4
    Lịch sử Đảng CSVN 4
    Tư tưởng Hồ Chí Minh 3
    Tiếng Anh cơ bản 12
    Tiếng Anh máy tính 8
    Tin học đại cương 6
    Giải tích 12
    Đại số và hình giải tích 4
    Xác suất và thống kê toán học 4
    Pháp luật đại cương 3
    Vật lý đại cương 4
    Giáo dục thể chất (5đvht)  
    Giáo dục quốc phòng (165 tiết)  
 
Khối II: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 125
 
A Kiến thức cơ sở ngành 26
    Cơ sở lập trình (C) 6
    Kiến trúc máy tính 4
    Hệ điều hành 4
    Toán rời rạc 4
    Điều khiển hệ thống thông tin 4
    Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 4
B Kiến thức ngành 61
BTL   Hệ quản trị CSDL (Access+VB) 6 (cả TH)
    Cơ sở dữ liệu quan hệ 4
BTL   Phân tích thiết kế hướng đối tượng 6(cả TH)
    Hợp ngữ và lập trình hệ thống 4
    Mạng và truyền thông 4
BTL   Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý 4
    Hệ quản trị CSDL phân tán (SQL Server) 4
BTL   Thiết kế website 4(cả TH)
    Thương mại điện tử 4
BTL   Lập trình Web (ASP.NET) 6(cả TH)
    Quản lý dự án CNTT 3
    Quản trị mạng 4(cả TH)
BTL   Lập trình trên Windows (VC++/C#) 4 (cả TH)
BTL   Lập trình Java 4(cả TH)
C Các chuyên đề bắt buộc 9
    An ninh mạng 3
    Công nghệ mạng 3
    Bảo trì hệ thống máy tính 3
D Các chuyên đề tự chọn 9
    Mã nguồn mở 3
    Phần mềm đồ họa 3
    Trí tuệ nhân tạo 3
    Hệ điều hành mạng 3
    Khai phá dữ liệu 3
    Tính toán khoa học 3
    Cơ sở dữ liệu suy diễn 3
    Kế toán máy tính 3
    Dựng hình phi tuyến 3
    AutoCad 3
    ......  
E Thực tập và khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp 20
  Tổng cộng 200
  Chương trình đào tạo từ khóa 2002 về trước
  Chương trình đào tạo từ khóa 2003 về trước
 
(2512 lần xem)