Viện ĐH Mở HN tiếp tục mở các hướng nghiên cứu phục vụ đào tạo trự tuyến.

28/11/2012 23:00
Viện ĐH Mở HN tiếp tục mở các hướng nghiên cứu phục vụ đào tạo trự tuyến. Vào 9h30 ngày 28/11/2012, nhóm nghiên cứu Trung tâm Đào tạo E – Learning do ThS Nguyễn Thành Trung (chủ nhiệm) đã báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện mang tên “Nghiên cứu các phương pháp phát triển và ứng dụng học liệu đa phương tiện trên nền tảng điện thoại thông minh và máy tính bảng nhằm hỗ trợ học tập cho học viên E – learning”.
Tags: NCKH, 2012,

     Tham dự buổi báo cáo, tại Viện ĐH Mở HN, có hội đồng đánh giá gồm 5 thành viên: TS Trương Tiến Tùng – Chủ tịch Hội đồng đánh giá; Ủy viên: TS Nguyễn Hoài Giang, ThS Nguyễn Văn Sơn, ThS Trần Mạnh Thắng, ThS Ly Lan – Thư Kí hội đồng; và 20 khách mời.

     “Học liệu đa phương tiện” được hiểu nôm na là sử dụng các file âm thanh, video, flash để minh họa hay diễn giải hoặc để mô phỏng kiến thức theo 1 cấu trúc nhất định. Mục đích của đề tài nghiên cứu chủ yếu nhằm hỗ trợ cho các học viên E – Learning đang học tập tại Trung tâm Đào tạo E - Learning. Môi trường Mobile learning hiện có 4 phần: Giáo trình, Video, Thực hành và Thảo luận. Đề tài đã phân tích được 3 phương pháp xây dựng học liệu bằng như:  Chuyển đổi học liệu từ học liệu E – Learning thẳng sang học liệu Mobile chỉ convert các kích cỡ màn hình hiện đang được áp dụng cho môn Nhập môn Internet & E – Learning và môn Phát triển kỹ năng cá nhân. Xây dựng một số học liệu mới chuyên biệt cho các môn học, truyền tải nội dung đã có qua Mobile tập trung vào Quiz và Video hiện đang được áp dụng cho môn Toán cao cấp 1. Xây dựng mới học liệu thông qua các Case Study truyền tải có sử dụng công nghệ 3D hoặc Annimation sử dụng trong tương tác là chủ yếu hiện đang được áp dụng cho môn Tâm lý kinh doanh và môn Nguyên lý kế toán tại Trung tâm Đào tạo E – Learning. Một số học liệu Mobile learning đã được triển khai thử nghiệm tại 9 khóa học ở bậc đào tạo cử nhân, 6 môn học tại 4 ngành, 441 lượt học viên và kết quả thử nghiệm đều nhận được đánh giá tốt. Nhóm nghiên cứu cũng chia sẻ hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài sẽ hướng tới sự trải nghiệm người dùng (short learning session, one-hand user), khả năng thể hiện COI trong cộng đồng mobile (MSN) và học liệu dựa trên Animation, Gamification,…

     Nhìn chung đề tài đã đáp ứng được mục tiêu mà yêu cầu nghiên cứu đề ra, đã tìm được một số phương pháp phù hợp và loại học liệu có thể ứng dụng ở một cách hiệu quả hơn cả cho hoạt động đào tạo.

     Với những trao đổi, đóng góp hết sức quý báu của các thành viên trong hội đồng đánh giá với mong muốn phát triển nghiên cứu kĩ hơn nữa để tìm ra những điểm phát triển riêng. Buổi báo cáo đã diễn ra thành công.
Xin chúc cho đề tài này sớm được hoàn thiện và nhanh chóng triển khai vào thực tiễn!

(9992 lần xem)