Bản mô tả Chương trình đào tạo Kĩ sư Ngành CNTT - Phần 1

21/05/2023 14:51
Khoa CNTT giới thiệu Bản mô tả CTĐT ngành CNTT năm 2022, trình độ Kĩ sư để SV có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu

Chương trình đào tạo kĩ sư ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại Mở Hà Nội nhằm đào tạo người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu rộng; Có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; Có kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công cụ CNTT phù hợp; Có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường luôn thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp, góp phần quan trọng trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

BẢN MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

1. Thông tin chung  

1. Tên ngành đào tạo:

Công nghệ thông tin

2. Tên chương trình đào tạo

(tiếng Việt):

Công nghệ thông tin

3. Tên chương trình đào tạo

(tiếng Anh):

Information Technology

4. Các chuyên ngành của chương trình đào tạo

(nếu có):

Công nghệ Phần mềm,

 Mạng và An toàn Hệ thống

5. Trình độ đào tạo:

Kỹ sư

6. Mã ngành đào tạo:

7480201

7. Đối tượng tuyển sinh:

Theo Đề án tuyển sinh hàng năm của Trường Đại học Mở Hà Nội

8. Hình thức đào tạo:

Chính quy

9. Số tín chỉ yêu cầu:

150 tín chỉ

10. Thời gian đào tạo:

5,0 năm

11. Thang điểm:

4

10. Điều kiện tốt nghiệp:

- Hoàn thành chương trình đào tạo

- Các yêu cầu khác theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Mở Hà Nội

11. Văn bằng tốt nghiệp:

Kĩ sư

12. Ngôn ngữ đào tạo:

Tiếng Việt

13. Vị trí việc làm:

Đảm nhiệm được ít nhất một trong số các công việc sau: 

- Phát triển phần mềm (Software Developers)

- Kiểm thử (Software Testing) và đảm bảo chất lượng phần mềm (SQA)

- Hỗ trợ kĩ thuật (IT Helpdesk)

- Phân tích nghiệp vụ (IT Business Analysis), Phân tích & Thiết kế hệ thống (System Analysis)

- Thiết lập và Quản trị hệ thống, Mạng (SysAdmin, Network Admin)

- Quản trị CSDL (DB Admin)

- Phát triển hệ thống thông minh/trí tuệ nhân tạo (AI developers)

- Nghiên cứu người dùng (User research)

- Thiết kế sản phẩm kĩ thuật số (Digital Product/UI&UX Design)

- Đảm bảo an ninh mạng/an toàn hệ thống (Security Engineer)

14. Khả năng nâng cao trình độ:

- Có khả năng học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tiếp tục học và thi các chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin.

- Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

15. Chương trình đào tạo được đối sánh:

Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin của:

- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

- Trường Đại học Mỏ Địa chất

- National University of Singapore

- University of New Haven

16. Chuẩn nghề nghiệp/ Chuẩn kiểm định chất lượng được đối sánh:

ABET

 

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Mục tiêu chung (General Program Objective)

Chương trình đào tạo kĩ sư ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại Mở Hà Nội nhằm đào tạo người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết sâu rộng; Có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; Có kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công cụ CNTT phù hợp; Có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường luôn thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp, góp phần quan trọng trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

 

Mục tiêu cụ thể (Specific Program Objectives)

Chương trình đào tạo kĩ sư ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Mở Hà Nội nhằm đào tạo người học:

MT1. Đóng vai trò chủ chốt trong việc đề xuất, phát triển, vận hành, đảm bảo an toàn, đánh giá các giải pháp, sản phẩm CNTT hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0 và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề, xã hội.

MT2. Có kỹ năng làm việc thành thạo, dẫn dắt trong môi trường đa ngành, đa quốc gia.

MT3. Có khả năng tự nghiên cứu, cập nhật những tiến bộ của khoa học công nghệ, chủ động trau dồi các kĩ năng để giải quyết các vấn đề phức tạp, liên ngành và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

MT4. Làm việc có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT.

Bảng 1: Quan hệ giữa mục tiêu cụ thể với tầm nhìn, sứ mạng của Trường

 










Mục tiêu cụ thể: 

Đào tạo người học

Tầm nhìn: Trường Đại học Mở Hà Nội phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đa trình độ, đa phương thức trong đó chú trọng đào tạo từ xa, có vị trí xứng đáng trong hệ thống các trường đại học mở Châu Á, thông qua nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, vì một nền giáo dục đại học đại chúng, một xã hội học tập và học tập suốt đời.

Sứ mạng: Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình, chú trọng giáo dục từ xa, đa ngành, đa trình độ, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế

MT1. Đóng vai trò chủ chốt trong việc đề xuất, phát triển, vận hành, đảm bảo an toàn, đánh giá các giải pháp, sản phẩm CNTT hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0 và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề, xã hội.

 

X

MT2. Có kỹ năng làm việc thành thạo, dẫn dắt trong môi trường đa ngành, đa quốc gia.

 

X

MT3. Có khả năng tự nghiên cứu, cập nhật những tiến bộ của khoa học công nghệ, chủ động trau dồi các kĩ năng để giải quyết các vấn đề phức tạp, liên ngành và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

X

 

MT4. Làm việc có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT

 

X

 

3. Chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo 

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Mở Hà Nội:

CĐR1. Áp dụng nguyên tắc kĩ thuật, khoa học và toán học để mô hình hoá và thiết kế các hệ thống CNTT phức tạp đáp ứng yêu cầu đa dạng, luôn thay đổi của các bên liên quan.

CĐR2. Đưa ra các đánh giá, nhận định về các vấn đề chuyên môn CNTT và lĩnh vực liên quan dựa trên các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của bản thân và quy định pháp luật liên quan.

CĐR3. Xác định được sự cần thiết và sẵn sàng học tập liên tục đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực CNTT.

CĐR4. Sử dụng kĩ thuật, các công cụ hiện đại và phù hợp cho việc phân tích, thiết kế, phát triển, đánh giá, vận hành và đảm bảo an toàn cho các hệ thống CNTT.

CĐR5. Thu thập, tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin đa lĩnh vực một cách hiệu quả, an toàn trên các hệ thống CNTT.

CĐR6. Sử dụng tiếng Anh để đọc hiểu tài liệu, giao tiếp với khách hàng, viết báo cáo kỹ thuật một cách chi tiết và rõ ràng trong lĩnh vực CNTT

CĐR7. Giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau trong các bối cảnh khác nhau.

CĐR8. Phân tích, thiết kế, triển khai, đánh giá và cải tiến hiệu quả các hệ thống, quy trình, ứng dụng CNTT có độ phức tạp khác nhau dựa trên việc áp dụng tư duy hệ thống, tư duy phản biện đáp ứng các yêu cầu có tính liên lĩnh vực trong thực tiễn.

CĐR9. Phân tích các vấn đề phức tạp đa lĩnh vực, đa ngành để đề xuất giải pháp trên cơ sở áp dụng những nguyên lý của khoa học máy tính và các nguyên tắc liên quan. 

CĐR10. Vận dụng hiệu quả các kỹ năng quản lý để triển khai thành công các dự án CNTT. 

Bảng 2. Quan hệ giữa Chuẩn đầu ra CTĐT với Mục tiêu CTĐT

Mục tiêu cụ thể: 

       








Chuẩn đầu ra CTĐT: 

Người học tốt nghiệp

MT1. Đóng vai trò chủ chốt trong việc đề xuất, phát triển, vận hành, đảm bảo an toàn, đánh giá các giải pháp, sản phẩm CNTT hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0 và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề, xã hội.

MT2. Có kỹ năng làm việc thành thạo, dẫn dắt trong môi trường đa ngành, đa quốc gia.

MT3. Có khả năng tự nghiên cứu, cập nhật những tiến bộ của khoa học công nghệ, chủ động trau dồi các kĩ năng để giải quyết các vấn đề phức tạp, liên ngành và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

MT4. Làm việc có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT

CĐR1. Có thể áp dụng nguyên tắc kĩ thuật, khoa học và toán học để mô hình hoá và thiết kế các hệ thống CNTT phức tạp đáp ứng yêu cầu đa dạng, luôn thay đổi của các bên liên quan.

X

X

   

CĐR2. Có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau trong các bối cảnh khác nhau.





 
     

X

CĐR3. Đưa ra các đánh giá, nhận định về các vấn đề chuyên môn CNTT và lĩnh vực liên quan dựa trên các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của bản thân và quy định pháp luật liên quan.

   

X

 

CĐR4. Xác định được sự cần thiết và sẵn sàng học tập liên tục đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực CNTT.

X

 
 
 

CĐR5. Có khả năng phân tích, thiết kế, triển khai, đánh giá và cải tiến hiệu quả các hệ thống, quy trình, ứng dụng CNTT có độ phức tạp khác nhau đáp ứng các yêu cầu có tính liên lĩnh vực trong thực tiễn.

X

     

CĐR6. Có kỹ năng thu thập, tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin đa lĩnh vực một cách hiệu quả, an toàn trên các hệ thống CNTT.

 

X

   

CĐR7. Có thể sử dụng tiếng Anh để đọc hiểu tài liệu trong lĩnh vực CNTT, viết báo cáo kỹ thuật ngắn và đơn giản.

 

X

   

CĐR8. Có thể phân tích các vấn đề phức tạp đa lĩnh vực, đa ngành để đề xuất giải pháp trên cơ sở áp dụng những nguyên lý của khoa học máy tính và các nguyên tắc liên quan.

X

     

CĐR9. Có kỹ năng sử dụng kĩ thuật, các công cụ hiện đại và phù hợp cho việc phân tích, thiết kế, phát triển, đánh giá, vận hành và đảm bảo an toàn cho các hệ thống CNTT.

X

     

CĐR10. Vận dụng hiệu quả các kỹ năng quản lý để triển khai thành công các dự án CNTT.

 

X

   

 

Bảng 3. Quan hệ giữa CĐR CTĐT và Khung trình độ quốc gia Việt Nam

 

Khung TĐQG bậc 7


CĐR chương trình đào tạo

Kiến thức

Kỹ năng

Mức tự chủ và trách nhiệm

KT 1

KT 2

KT 3

KN 1

KN 2

KN 3

KN 4

KN 5

TC& TN 1

TC& TN 2

TC& TN 3

TC& TN 4

CĐR1. Có thể áp dụng nguyên tắc kĩ thuật, khoa học và toán học để mô hình hoá và thiết kế các hệ thống CNTT phức tạp đáp ứng yêu cầu đa dạng, luôn thay đổi của các bên liên quan.

X

X

X

X

X

X

X

 

X

     

CĐR2. Có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau trong các bối cảnh khác nhau.

X

X

             

X

   

CĐR3. Đưa ra các đánh giá, nhận định về các vấn đề chuyên môn CNTT và lĩnh vực liên quan dựa trên các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của bản thân và quy định pháp luật liên quan.

X

X

 

X

X

       

X

X

 

CĐR4. Xác định được sự cần thiết và sẵn sàng học tập liên tục đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực CNTT.

X

X

X

X

       

X

 

X

X

CĐR5. Có khả năng phân tích, thiết kế, triển khai, đánh giá và cải tiến hiệu quả các hệ thống, quy trình, ứng dụng CNTT có độ phức tạp khác nhau đáp ứng các yêu cầu có tính liên lĩnh vực trong thực tiễn.

X

X

 

X

       

X

     

CĐR6. Có kỹ năng thu thập, tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin đa lĩnh vực một cách hiệu quả, an toàn trên các hệ thống CNTT.

X

X

 

X

           

X

 

CĐR7. Có thể sử dụng tiếng Anh để đọc hiểu tài liệu trong lĩnh vực CNTT, viết báo cáo kỹ thuật ngắn và đơn giản.

X

X

     

X

         

X

CĐR8. Có thể phân tích các vấn đề phức tạp đa lĩnh vực, đa ngành để đề xuất giải pháp trên cơ sở áp dụng những nguyên lý của khoa học máy tính và các nguyên tắc liên quan. 

X

X

 

X

   

X

       

X

CĐR9. Có kỹ năng sử dụng kĩ thuật, các công cụ hiện đại và phù hợp cho việc phân tích, thiết kế, phát triển, đánh giá, vận hành và đảm bảo an toàn cho các hệ thống CNTT. 

X

X

 

X

   

X

       

X

CĐR10. Vận dụng hiệu quả các kỹ năng quản lý để triển khai thành công các dự án CNTT.

X

X

 

X

 

X

         

X

 

Kiến thức

Kỹ năng

Mức tự chủ và trách nhiệm

KT1. Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo.

KT2. Kiến thức liên ngành có liên quan.

KT3. Kiến thức chung về quản trị và quản lý.

KN1. Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học;

KN2. Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác.

KN3. Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến.

KN4. Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.

KN5. Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

TC&TN1. Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng

TC&TN2. Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác.

TC&TN3. Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn.

TC&TN4. Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

4. Chuẩn đầu vào của chương chương trình đào tạo và phương thức tuyển sinh

a) Chuẩn đầu vào của CTĐT 

  • Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định từng ngành, chương trình đào tạo, phương thức xét tuyển.

b) Phương thức tuyển sinh:

  • Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.

  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh

  • Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển.

5. Khối lượng học tập

Khối kiến thức

Số tín chỉ

Số tín chỉ bắt buộc

Số tín chỉ tự chọn

1. Khối giáo dục đại cương 

22

22

0

2. Khối khoa học cơ bản

12

12

0

3. Khối cơ sở ngành

70

70

0

4. Khối chuyên ngành

22

0

22

5. Đồ án, Thực tập và Tốt nghiệp

16

16

0

6. Tự chọn

8

0

8

Tổng

150

120

30

Ghi chú: Chương trình trên chưa bao gồm các học phần bắt buộc về Giáo dục thể chất, Giáo dục An ninh quốc phòng và ngoại ngữ.

 

6. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo 

6.1 Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo

 

TT

Tên học phần

Khối 

kiến thức

Số 

tín chỉ

Loại học phần

Bắt buộc

Tự chọn  theo định hướng

Tự chọn  tự do

I

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

34 

     

II.1

Giáo dục đại cương

22

     

1

Triết học Mác-Lênin

K1.GDĐC

3

X

   

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

K1.GDĐC

2

X

   

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học 

K1.GDĐC

2

X

   

4

Tư tưởng HCM 

K1.GDĐC

2

X

   

5

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 

K1.GDĐC

2

X

   

6

Pháp luật đại cương

K1.GDĐC

2

X

   

7

Tiếng Anh cơ bản 1 

K1.GDĐC

3

X

   

8

Tiếng Anh cơ bản 2

K1.GDĐC

3

X

   

9

Tiếng Anh cơ bản 3

K1.GDĐC

3

X

   

II.2

Khoa học cơ bản

12

     

10

Giải tích 1

K2.KHCB

3

X

   

11

Giải tích 2

K2.KHCB

3

X

   

12

Lý thuyết xác suất và thống kê toán học

K2.KHCB

3

X

   

13

Đại số và hình giải tích

K2.KHCB

3

X

   

II

KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNH

70

     

II.1

Cơ sở nhóm ngành

49

     

14

Thiết kế Web 

K4.CSNN

4

X

   

15

Mạng và truyền thông 

K4.CSNN

3

X

   

16

Kỹ thuật lập trình hướng đối tượng 

K4.CSNN

4

X

   

17

Lập trình hướng sự kiện 

K4.CSNN

4

X

   

18

Hệ quản trị CSDL 

K4.CSNN

4

X

   

19

Phân tích và thiết kế hệ thống TT 

K4.CSNN

4

X

   

20

Nhập môn Khai phá dữ liệu và máy học 

K4.CSNN

4

X

   

21

Thiết kế trải nghiệm người dùng 

K4.CSNN

3

X

   

22

An ninh và bảo mật dữ liệu 

K4.CSNN

3

X

   

23

Lập trình Web 

K4.CSNN

4

X

   

24

Lập trình cho thiết bị di động 

K4.CSNN

3

X

   

25

Tiếng Anh chuyên ngành 

K4.CSNN

3

X

   

26

Quản trị mạng 

K4.CSNN

3

X

   

27

Quản lý dự án CNTT 

K4.CSNN

3

X

   

II.2

Cơ sở ngành

21

     

28

Kỹ thuật lập trình cơ sở 

K5.CSN

4

X

   

29

Toán rời rạc 

K5.CSN

4

X

   

30

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 

K5.CSN

4

X

   

31

Cơ sở dữ liệu

K5.CSN

3

X

   

32

Nguyên lý hệ điều hành 

K5.CSN

3

X

   

33

Kiến trúc máy tính 

K5.CSN

3

X

   

III

KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH 

38

     

III.1

Chuyên ngành (Chọn 1 khối)

22

     
 

Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm

22

     

34

Nhập Môn Công nghệ phần mềm

K6.CN

2

 

X

 

35

Lập trình Web nâng cao

K6.CN

3

 

X

 

36

Lập trình trên thiết bị di động nâng cao

K6.CN

3

 

X

 

37

Đảm bảo chất lượng phần mềm

K6.CN

2

 

X

 

38

Thu thập và phân tích yêu cầu

K6.CN

4

 

X

 

39

Kiến trúc phần mềm

K6.CN

4

 

X

 

40

Thiết kế phần mềm

K6.CN

4

 

X

 
 

Chuyên ngành Mạng và An toàn hệ thống

22

     

41

Quản trị hệ thống Linux

K6.CN

2

 

X

 

42

An ninh mạng máy tính

K6.CN

3

 

X

 

43

Mạng máy tính nâng cao

K6.CN

2

 

X

 

44

Phân tích và thiết kế mạng máy tính

K6.CN

3

 

X

 

45

Khai phá dữ liệu và máy học trong An toàn hệ thống

K6.CN

4

 

X

 

46

Phát triển chính sách an toàn thông tin cho tổ chức

K6.CN

4

 

X

 

47

Kiểm thử an toàn cho hệ thống thông tin

K6.CN

4

 

X

 

48

Tấn công và phòng thủ trong môi trường mạng máy tính

K6.CN

4

 

X

 

III.2

Tự chọn

8

     

49

Phát triển ứng dụng Vạn vật kết nối

K5.CSN

3

   

X

50

Hệ quản trị CSDL Oracle

K5.CSN

3

   

X

51

Xử lý dữ liệu lớn

K5.CSN

3

   

X

52

Phát triển ứng dụng Thị giác máy tính

K5.CSN

4

   

X

53

Thương mại điện tử

K5.CSN

3

   

X

54

Ứng dụng UML trong Phân tích và Thiết kế

K5.CSN

4

   

X

55

Phát triển ứng dụng Game

K6.CN

3

   

X

56

Kiểm thử phần mềm

K6.CN

3

   

X

57

Phát triển hệ thống trên các Hệ Quản trị nội dung

K6.CN

3

   

X

58

Phát triển ứng dụng trên nền các dịch vụ đám mây 

K6.CN

3

   

X

59

Đánh giá hiệu năng mạng máy tính 

K5.CSN

2

   

X

60

Lập trình mạng

K6.CN

3

   

X

61

Kiểm soát hệ thống 

K6.CN

2

   

X

62

Tin học đại cương 

K1.GDĐC

3

   

X

63

Lập trình Hệ thống 

K5.CSN

3

   

X

64

Kỹ thuật điện tử số 

K5.CSN

3

   

X

65

Phần mềm tự do mã nguồn mở 

K5.CSN

3

   

X

66

Lý thuyết Thiết kế giao diện người dùng 

K6.CN

2

   

X

67

Thiết kế đồ họa 

K6.CN

3

   

X

68

Công nghệ đa phương tiện 

K6.CN

2

   

X

69

Kỹ thuật đồ họa và thực tại ảo 

K6.CN

3

   

X

III.3

Thực tập, kiến tập, trải nghiệm

8

     

70

Chuyên đề thực tập chuyên ngành

K7.TT

4

X

   

71

Chuyên đề thực tập chuyên môn II

K7.TT

4

X

   

IV

TỐT NGHIỆP

8

     

72

Đồ án tốt nghiệp 

K8.TN

8

X

   

TỔNG CỘNG

150 

     

(còn nữa)

(17228 lần xem)